Kỹ năng giao tiếp: Trắc nghiệm & Thực Hành

23 thg 6, 20110 nhận xét

[Marketing4u.vn] Giao tiếp – hoạt động cơ bản của con người, là công cụ quan trọng nhất để con người có thể chung tay xây dựng một xã hội ngay từ thời nguyên thủy. Ngày nay, giao tiếp vẫn là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đòi hỏi và tìm kiếm ở ứng viên của mình. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ, khả năng truyền đạt thông tin vẫn đang là một khiếm khuyết chung trong phần lớn nhân lực lao động của Việt Nam.

Trong mọi ngành nghề, để thành công, người lao động cần có sự hợp tác,bổ trợ, giúp đỡ, hay tối thiểu là góp ý từ nhiều phía. Tuy nhiên, để các bên phối hợp hiệu quả, đúng lúc, dúng “liều lượng”, cần phải có sự trao đổi thông tin chính xác. Ngày nay, nhiều công cụ, công nghệ hiện đại vẫn đang được ưu tiên phát triển để phục vụ cho quá trình giao tiếp của con người. Tất cả đều nói lên tầm quan trọng của việc trao đổi, luân chuyển thông tin, cụ thể là kỹ năng, kỹ thuật giao tiếp.

Quan trọng như vậy, nhưng làm sao để học hết các bí quyết để thành công trong giao tiếp, giao tiếp gồm có những hạng mục gì, hay đơn giản là bản thân mình đã giao tiếp tốt chưa, làm thế nào để có thể giao tiếp cho tốt… Tất cả đều là một quá trình rèn luyện, tích lũy và tiến bộ.

Chuyên đề kỹ năng giao tiếp lần này của chuyên trang mang đến cho các bạn những bài trắc nghiệm rất cơ bản về kỹ năng giao tiếp. Tick trắc nghiệm để xem được những thông số rõ ràng nhất của quá trình giao tiếp, biết rõ mình đang có mức độ giao tiếp tương đối như thế nào,… Các video của các chuyên gia từ các tập đoàn lớn bày tỏ sự quan tâm của mình đối với các ứng viên có khả năng biểu đạt thông tin.

Giao tiếp hay bất kỳ kỹ năng nào khác đều là kết quả của quá trình tích lũy và học hỏi, có khi là cả một cuộc sống. Chúng tôi hy vọng góp được phần nhỏ trong quá trình đi đến thành công của các bạn.


Trắc nghiệm: Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống

Trong phần này sẽ hướng dẫn cho bạn các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Hãy tự trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp của chính bạn để thấy rằng bạn cần bổ sung kỹ năng nào nữa nhé!
1. Khi trò chuyện với một người nào đó:
  1. Bạn thường là người nói nhiều nhất.
  2. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn.
  3. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại.
2. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:
  1. Đợi người khác giới thiệu.
  2. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay.
  3. Vui mừng và ôm chặt người đó.
3. Trong suốt câu chuyện bạn:
  1. Liên tục gật đầu.
  2. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp
  3. Giữ yên đầu.
4. Bạn có khuynh hướng:
  1. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện.
  2. Luôn cười lúc trò chuyện.
  3. Cười đúng lúc trong cuộc trò chuyện.
5. Để kết thúc một cuộc trò chuyện:
  1. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một phát biểu đóng.
  2. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý.
  3. Bạn thường bỏ đi.
6. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:
  1. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ.
  2. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ.
  3. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng.
7. Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh nghiệm buồn, bạn sẽ:
  1. Không bình luận thêm gì về điều đó.
  2. Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện.
  3. Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ đã quá nhạy cảm với mọi tình huống.
8. Cách tốt nhất để kiểm tra xem thông tin có được người nghe hiểu đúng nghĩa không là?
  1. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nghe.
  2. Đặt các câu hỏi mở cho người nghe.
  3. Hỏi người nghe xem họ có hiểu bạn không.
9. Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?
  1. Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi.
  2. Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề.
  3. Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.
10. Hành động ngồi ngả người về phía trước ám chỉ điều gì khi giao tiếp?
  1. Người đó đang có thái độ hạ mình hoặc thái độ hách dịch.
  2. Người đó rất tự tin.
  3. Người đó đang rất hứng thú và sẵn sàng hồi đáp.

Trắc nghiệm: Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta giao tiếp ở mọi hoạt động sống. Giao tiếp sẽ là công cụ tuyệt với giúp bạn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của nhiều người. Làm thế nào để có thể giao tiếp tốt. Hãy thử khám phá kỹ năng giao tiếp của bạn qua bài trắc nghiệm sau.

Câu 1: Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất.
  1. Nội dung thông điệp.
  2. Giọng nói.
  3. Hình ảnh và cử chỉ.
Câu 2: Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp.
  1. Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe.
  2. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau.
  3. Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe.
  4. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định.
  5. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm.
Câu 3: Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu.
  1. 80%
  2. 30%
  3. 50%
  4. 20%
Câu 4: Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu quả nhất.
  1. Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp.
  2. Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp.
  3. Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp.
  4. Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp.
Câu 5: Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai.
  1. Đúng
  2. Sai
Câu 6: Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác?
  1. 20 giây.
  2. 5 phút.
  3. 1 phút.
Câu 7: Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia?
  1. Bạn.
  2. Phụ nữ.
Câu 8: Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống?
  1. 20%
  2. 50%
  3. 85%
  4. 70%
Câu 9: Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp?
  1. Hãy đơn giản hóa vấn đề.
  2. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực.
  3. Xem người khác sai gì để mình trách.
  4. Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn.
Câu 10: Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?
  1. Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng.
  2. Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe.
  3. Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót.
Câu 11: Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong giao tiếp?
  1. Tập trung – Tham dự - Hiểu – Ghi nhớ - Hồi đáp – Phát triển
  2. Tập trung – Hiểu – Hồi đáp
  3. Tập trung – Hiểu – Tham dự - Hồi đáp – Phát triển
  4. Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự
Câu 12: Khi bạn giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào?
  1. Dáng điệu, cử chỉ và trang phục.
  2. Cách nói chuyện hài hước.
  3. Lời chào thân ái.
  4. Cách mở đầu câu chuyện của bạn.
Câu 13: Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?
  1. Xảy ra hiểu nhầm.
  2. Mọi người không lắng nghe nhau.
  3. Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng.
  4. Mọi người không làm theo bạn.
Câu 14: Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể.
  1. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng.
  2. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi.
  3. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu.
  4. Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa.
Câu 15: Trong các yếu tố gây nhiễu trong quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính?
  1. Môi trường ồn ào.
  2. Yếu tố bên trong.
  3. Thiếu tập trung.
  4. Sức khỏe.

Tính Quả Quyết Trong Giao Tiếp

Sự quyết đoán là một điều rất cần trong giao tiếp, nhưng cũng có thể củng cố hoặc phá hỏng các mối quan hệ của bạn. Một lời nói "không" lịch sự để từ chối yêu cầu từ người khác sẽ giúp cho bạn tránh được sự quá tải trong công việc và cân bằng được cuộc sống của bản thân. Nhưng nếu ứng dụng không khéo & thiếu sự uyển chuyển, thì sẽ là một tai họa.

Quyết đoán trong giao tiếp không có nghĩa là giao tiếp một cách độc đoán, mà có nghĩa là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn diễn đạt nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Hầu hết mọi người đều cố gắng tỏ ra quyết đoán bằng một cách nào đó trong khi giao tiếp. Nhưng ít khi người ta thực hiện được như ý muốn. Tại sao?

Vì rất có thể bạn đã hiểu sai ý nghĩa của từ 'quyết đoán' trong giao tiếp.



Quyền quyết đoán
Điều này không có nghĩa rằng
Tôi có quyền đánh giá cách hành xử, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân và chịu trách nhiệm về chúng
Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn mà không để ý tới ai cả
Tôi có quyền không phải xin lỗi và giải thích về cách cư xử của mình
Bạn không bao giờ xin lỗi và giải thích tại sao bạn lại làm những việc đó
Tôi có quyền nghĩ đến việc tôi đã quá trách nhiệm với các vấn đề của người khác
Bạn sẽ không giúp người khác nữa
Tôi có quyền thay đổi ý kiến của mình
Bạn sẽ thay đổi ý định của mình bất cứ lúc nào
Tôi có quyển lầm lỗi và chịu trách nhiệm về chúng
Bạn có quyền quanh co về quyền được phạm lỗi mỗi lần bạn lờ đi trách nhiệm của mình
Tôi có quyền nói: “Tôi không biết”
Bạn sẽ đem điều này ra để làm lý do biện hộ khi bạn lười suy nghĩ
Tôi có quyền tự lập khi người khác có thiện chí muốn giúp đỡ tôi.
Bạn không cảm kích và biểu lộ lòng yêu thương đối với những người đã giúp đỡ bạn và yêu thương bạn
Tôi có quyền đưa ra những quyết định không khoa học
Bạn có thể sẽ “điên lên” và không nhận trách nhiệm nữa
Tôi có quyền nói “Tôi không hiểu bạn”
Bạn ngừng tìm hiểu về người khác
Tôi có quyền nói “Đó là chuyện thường ngày đối với tôi”
Bạn trở nên bất lịch sự mỗi khi bạn không muốn lắng nghe người khác
Hãy phân tích để thấy điểm khác biệt giữa sự quyết đoán và các thái độ khác trong giao tiếp:

- Sự độc đoán: Giao tiếp với thái độ hùng hổ để đạt được những điều mong muốn của bản thân bất chấp người khác bị ảnh hưởng ra sao.

- Sự độc đoán gián tiếp: bạn cố gắng đạt được điều mình mong muốn, nhưng không diễn đạt cho người khác biết bạn đang muốn gì. Có thể hiểu rằng bạn đang lừa dối người khác cho mục đích của mình. Ví dụ như một người đang cố tìm cách thoái thác việc tham dự một sự kiện nào đó.

- Bị động: Bạn thể hiện thái độ bị động khi lúc nào bạn cũng tự hạ thấp bản thân, chẳng bao giờ ủng hộ cho nhu cầu của mình mà cứ nhường cho thiên hạ. Bị động thường có nghĩa là tránh xung đột bằng mọi giá. Những người bị động thường luôn miệng xin lỗi cho dù mình sai hay đúng.

- Quyết đoán: Quyết đoán nghĩa là bạn biểu lộ cảm xúc và nhu cầu của mình, nhưng bằng một cách thẳng thắn và chân thật. Bạn biết rằng mọi người xung quanh cũng có những mong muốn và hiểu rằng không ai hoàn hảo kể cả bạn, ai cũng có một giá trị đóng góp nhất định.

Bạn phải mất thời gian rèn luyện để trở nên quả quyết và kiên định hơn trong giao tiếp. Nhưng sau đây có một vài lời khuyên mà chuyên đề muốn gửi tới để giúp bạn có thể ứng dụng ngay trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.

- Hãy nói thẳng: Điều này làm cho lời nói của bạn đơn giản và chân thật. Đừng nghĩ những nhu cầu của mình là tội lỗi. Bạn có quyền nói ý kiến khác so với mọi người và nói 'KHÔNG' khi có thể cũng như không đồng ý khi bạn không thể.

- Hãy dùng đại từ "tôi": Bạn nên làm chủ lời nói của mình. Nghĩa là, thay vì nói "Có vẻ tôi cần giúp đỡ" hãy nói "Tôi mong bạn giúp tôi". Thay vì nói "Ở đây khó chịu quá" hãy nói "Tôi không thích ở đây".
- Tìm cách thông tin điều mình muốn nói: Nếu điều bạn nói không được chú ý đến, hãy nói lại và đừng tỏ ra giận dữ. Hãy phát biểu như ban đầu cho đến khi được đón nhận.

- Tỏ ra thấu hiểu: Hãy để người khác biết bạn đang lắng nghe và cảm thông họ, ví dụ "Tôi hiểu rằng bạn muốn đi sớm hơn, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đến tháng sau".

- Tận dụng ngôn ngữ của dáng điệu cơ thể: Luôn để ý đến điệu bộ bản thân. Hãy luôn đứng thẳng, vững vàng và nhìn vào mắt người đối diện.

Giao tiếp một cách quyết đoán chính là việc đi tìm sự cân bằng trong phong cách giao tiếp và video dưới đây của chuyên gia Tracy Goodwin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.


Giao Tiếp Hiệu Quả Trong Môi Trường Đa Văn Hóa

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập, thời điểm mà các nền văn hóa có cơ hội giao thoa và cọ xát. Ở môi trường sống và môi trường học tập và lao động, bạn có thể phải tiếp xúc với những người đến từ những nền văn hóa khác nhau. Điều đó đòi hỏi ở bạn sự cảm thông và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, đồng thời là kỹ năng giao tiếp để mang lại hiệu quả cao nhất, xóa bỏ đi rào cản của sự khác biệt.

Chính vì vậy chuyên đề xin đưa ra một số lời khuyên về những việc nên và không nên làm trong khi giao tiếp với những đối tượng thuộc những nền văn hóa khác đó là:
  • Lường trước khả năng bất đồng quan điểm có thể xảy ra.
  • Đặt câu hỏi "Chuyện gì đang xảy ra?" khi vấn đề trong giao tiếp nảy sinh. Sẵn sàng thay đổi phong cách giao tiếp nếu cần thiết.
  • Tìm hiểu về phong cách và giá trị văn hóa của các nhóm đối tượng khác nhau, hiểu và tôn trọng sự khác biệt của cá nhân và của tập thể.
  • Đừng đánh đồng các cá nhân bởi sự khác biệt văn hóa của họ, sự khác biệt của cá nhân có thể tồn tại trong bất kỳ tập thể nào.
  • Tránh không chú ý quá nhiều đến ngữ điệu, giọng nói, ngữ pháp, vẻ bề ngoài mà nên đánh giá các giá trị như cách trình bày, thái độ trong giao tiếp.
  • Nhận xét chân thành và thực tế; không nên cố tỏ ra xã giao đối với những người thuộc các nền văn hóa khác.
  • Chú ý đến ngôn từ trong khi giao tiếp tránh gây hiểu lầm.
  • Có ý thức tìm hiểu về những mối quan hệ đa văn hóa cũng như thách thức của việc giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.
Bí quyết quan trọng để thành công khi giao tiếp với những đối tượng đến từ những nền văn hóa khác biệt đó chính là sự cảm thông đối với sự đa dạng về văn hóa và giao tiếp với một thái độ cẩn trọng. Những lời khuyên sau đây từ bà Snéha Khilay, chuyên gia giảng dạy bộ môn kỹ năng giao tiếp sẽ là những bài học bổ ích giúp bạn có cái nhìn bao quát về vấn đề giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.



Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp

Dùng Ngôn Ngữ Cơ Thể Với Mr Robert Perfield

Tài nói chuyện - chìa khóa của sự thành công

Học Hỏi Kỹ Năng Giao TiếpTừ Tổng Thống Barack Obama

Học hỏi kỹ năng giao tiếp hiệu quả từ tổng thống Obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là một tấm gương sáng trong vai trò của một diễn giả với kỹ năng giao tiếp có sức thuyết phục. Với khả năng dùng ngôn ngữ của mình Obama không chỉ giúp cho người ta nhìn thấy được tranh toàn cảnh mà còn giúp họ cảm nhận được chiều sâu của nó và đó chính là bệ phóng tuyệt vời cho một chính khách như ông trên chính trường. Kể từ khi ông trúng cử, thế giới có thể nhìn cận cảnh hơn các phong cách giao tiếp đa dạng mà Obama đã tận dụng. Giao tiếp và diễn thuyết là những kỹ năng đáng được học hỏi từ tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ.

Qua việc tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp của Obama người ta có thể phần nào hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo của ông cũng như những kỹ năng cần có khác của một nhà lãnh đạo khi đối mặt với thử thách và chướng ngại phía trước. Phong cách giao tiếp của Obama luôn gần gũi và đi vào trọng tâm. Những yếu tố như "thách thức", "đặt câu hỏi", "cổ vũ", "thực tế", "quyết định" và "truyền cảm hứng" là những sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là những đặc điểm dễ nhận thấy trong phong cách giao tiếp của tổng thống Obama.

Thách thức. "Đúng, chúng ta có thể" là chủ đề của chiến dịch tranh cử của ông. Ông kêu gọi mọi người ủng hộ cho chiến dịch của mình, cũng như lên tiếng kêu gọi mọi người hành động vì một nước Mỹ khác hùng mạnh hơn và an ninh, an toàn hơn.

Ông có thể đảm nhận gánh nặng đó nhưng ông cũng cần sự ủng hộ của người dân. Điều đó sẽ được kiểm chứng trong tương lai qua những quyết định cứng rắn của vị tổng thống để đem đến sự hài lòng của những người đã hết mình ủng hộ ông và ông cần phải thách thức họ như ông đã thách thức tình hình hiện tại.

Đặt câu hỏi. Obama thích nghe tất cả các khía cạnh của một vấn đề và tranh luận các ý tưởng. Ông muốn khiêu khích người khác đưa ra những quan điểm trái ngược. Một lý do khiến ông có thể nhìn xuyên qua các quan điểm là bởi vì ông thật sự lắng nghe những gì người khác cần phải nói. Khả năng liên kết hệ tư tưởng ấy là cần thiết để xây dựng sự ủng hộ của cả hai đảng cho những khởi xướng của ông. Lắng nghe và biết đặt câu hỏi đúng lúc là phương pháp giao tiếp hiệu quả mà ông đã ứng dụng để mang lại thành công trên con đường chính trị của mình.

Cổ vũ. Việc Obama tiếp nối hành trình của Abraham Lincoln từ Philadelphia đến Washington D.C có một ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng, ông muốn mọi người cũng như toàn thể quốc gia hào hứng với sự cầm quyền của ông và những thách thức trong tương lai. Ông cũng muốn sử dụng "hy vọng" như một đòn bẩy chính trị cho những lựa chọn khó khăn mà ông và những người cộng sự sẽ phải đưa ra.

Thực tế. Obama cũng cũng là một người yêu thể thao và ông không hề ngần ngại đưa ra ý kiến của mình về một trận đấu bóng quyết định ở một trường đại học. Là một người đàn ông của gia đình, người không hề ngại ngùng thể hiện tình yêu của ông với vợ và cô con gái. Ông không chỉ là một vị tổng thống với gánh nặng quốc gia mà còn là một người chồng người cha chu toàn trong gia đình.

Quyết định. Cách ông vận động trong chiến dịch tranh cử của mình và những gì ông làm với Quốc hội đã minh chứng rằng ông biết điều ông cần và ông không ngần ngại phải sử dụng tài chính chính trị để có được điều đó. Không những thế ông cũng sẵn sàng tiếp thu những quan điểm trái chiều và từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế chứ không vội vàng phủ nhận những ý kiến bất đồng đó.

Truyền cảm hứng. Trong bài diễn văn trước khi nhậm chức tại Đài tưởng niệm Lincoln, Obama đã phát biểu: "Điều cần thiết là một sự tuyên bố độc lập mới, không phải ở đất nước chúng ta mà trong chính cuộc sống của chúng ta - từ ý tưởng và suy nghĩ, định kiến và sự cố chấp - một yêu cầu khẩn thiết không chỉ đối với những bản năng đơn giản của chúng ta mà với những phần chân thiện tốt đẹp hơn". Obama viện dẫn rằng lịch sử nước Mỹ đã trải qua những khó khăn to lớn như thế nào trong quá khứ và đó chính là bắng chứng và động lực để đưa ra những quyết định khó khăn và giảm nhẹ gánh nặng trong tương lai.

Sự điềm tĩnh của Obama cũng là một trong những điểm nhấn giúp cho phương pháp giao tiếp của ông trở nên thuyết phục. Phát biểu trong chương trình Larry King, nhà chiến lược dân chủ dài hạn James Carville nhận xét rằng cách ứng xử của Obama cho thấy sự đáng tin cậy, một điều làm cho người dân Mỹ trong tình trạng khủng hoảng có thể cảm thấy yên tâm hơn.

Hiếm khi thấy ông Obama làm khác với những thông điệp của mình; ông không ngần ngại trong việc phơi bày thực tế, đặc biệt là với truyền thông. Ông và những người cộng sự luôn luôn kiên định thông điệp và đó là một lý do giúp cho chiến dịch của ông thành công.

Obama có sự lưu loát trong diễn đạt giúp cho những luận điểm của ông trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, thách thức đối với ông, và đối với tất cả những nhà lãnh đạo khác, là đảm bảo rằng lời nói đi liền với hành động chứ không phải là những lời nói suông văn hoa bóng bẩy.

Trong Video phỏng vấn T.J. Walker - chuyên gia tư vấn các thành viên trong ban quản trị về phương pháp giao tiếp hiệu quả, trong vai trò Tổng giám đốc (CEO) của công ty Media Training Worldwide, chúng ta có thể tìm hiểu thêm những bài học về kỹ năng giao tiếp mà các nhà quản lý cần rút ra qua chiến dịch tranh cử dành ngôi vị tổng thống của ngài Barack Obama.


Marketing4u tổng hợp từ hieuhoc.com
Chia sẻ cho bạn :
 
Copyright © 2012 Nghiên Cứu Marketing - Quý Hải | Email: hai.quy@gmail.com - All Rights Reserved
Supported by MAS Group Việt Nam
Từ khóa: Marketing | Truyền thông Marketing | Quản trị | Thương hiệu | Kỹ năng mềm | Tư vấn Marketing | Nghiên cứu Marketing | Online Marketing | Social Marketing